Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được coi là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Giấy chứng nhận ATTP được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công thương.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về ATTP là một tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế dành riêng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Phiên bản mới nhất ISO 22000:2018 đặt ra các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản mang tính chất định hướng. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ để đảm bảo thực phẩm khi sử dụng là an toàn đối với người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận ATTP được coi là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản K trong điều 12 thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu ra rằng: Các doanh nghiệp nếu sở hữu một trong các loại chứng chỉ về ATVSTP còn hiệu lực, trong đó bao gồm chứng chỉ ISO 22000, thì không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nói cách khác, chứng chỉ ISO 22000 hoàn toàn tương đương và có thể thay thế cho giấy chứng nhận ATTP. Doanh nghiệp nếu đăng ký cấp giấy chứng nhận ATTP thì không nhất thiết phải đăng ký chứng nhận ISO 22000 và ngược lại.
Lưu ý rằng, hiệu lực sử dụng của chứng chỉ ISO 22000:2018 là 03 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc xin cấp giấy chứng nhận VSATTP.