Các sản phẩm tham gia Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tuân thủ theo yêu cầu tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có các yêu cầu về thực hiện và cam kết thực hiện đảm bảo chất lượng sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia...).
Việc giữ uy tín của Chủ thể và sản phẩm OCOP khi tham gia thị trường là đặc biệt quan trọng, tạo được niềm tin của khách hàng, cần các chủ thể nghiêm túc thực hiện.
Nếu bị phát hiện có sự gian dối, không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, các cơ quan quản lý sẽ xử lý thu hồi Chứng nhận OCOP và các biện pháp xử phạt theo quy định.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được coi là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Giấy chứng nhận ATTP được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công thương.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về ATTP là một tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế dành riêng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Phiên bản mới nhất ISO 22000:2018 đặt ra các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản mang tính chất định hướng. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ để đảm bảo thực phẩm khi sử dụng là an toàn đối với người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận ATTP được coi là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản K trong điều 12 thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu ra rằng: Các doanh nghiệp nếu sở hữu một trong các loại chứng chỉ về ATVSTP còn hiệu lực, trong đó bao gồm chứng chỉ ISO 22000, thì không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nói cách khác, chứng chỉ ISO 22000 hoàn toàn tương đương và có thể thay thế cho giấy chứng nhận ATTP. Doanh nghiệp nếu đăng ký cấp giấy chứng nhận ATTP thì không nhất thiết phải đăng ký chứng nhận ISO 22000 và ngược lại.
Lưu ý rằng, hiệu lực sử dụng của chứng chỉ ISO 22000:2018 là 03 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc xin cấp giấy chứng nhận VSATTP.
Hiện nay các hệ thống siêu thị trong nước đều sẵn sàng trở thành đối tác tiêu thụ sản phẩm nông sản trên cả nước.
Trên trang web này (hoặc App), hãy lựa chọn sản phẩm mình muốn cung cấp, chọn "Chuỗi siêu thị" và chọn Siêu thị mình mong muốn để xem hướng dẫn chi tiết.
Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary) hay Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994 được thỏa thuận bởi các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Hiệp định SPS có tất cả 14 Điều và 03 Phụ lục, Hiệp định này áp dụng cho tất cả các biện pháp vệ sinh động, thực vật có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Các biện pháp như vậy sẽ được xây dựng và áp dụng phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
Hiệp định SPS được tạo ra với mong muốn cải thiện sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và tình hình vệ sinh thực vật tại tất cả các nước Thành viên.
Theo WTO, thực thi SPS sẽ tốn kém thêm chi phí nhưng bù vào đó là chất lượng nông sản được kiểm soát tốt hơn, sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm đảm bảo hơn.
Quy trình nhập khẩu trái cây tươi
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu trái cây tươi
Bước 2: tiến hành nhập khẩu hàng về Việt Nam
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Bước 4: Mở tờ khai Hải quan
Bước 5: Kiểm dịch thực vật, Kiểm hóa (nếu có)
Bước 6: Thông quan
Giấy phép nhập khẩu trái cây hiện có thể liên lạc
Cục Bảo vệ thực vật
Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng thương mại, Đơn đăng ký, Giấy đăng ký kinh doanh.
Cụ thể từng bước thực hiện và các mẫu hồ sơ, các đơn vị có thể cung ứng dịch vụ đối với từng sản phẩm, bạn thực hiện tra cứu phần Sản phẩm- Thị trường của Trang web này.
Tài liệu tập huấn HTX
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Chile
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc